Đôi khi có những ngày mình chỉ muốn úp một tô mì, thay vì phải nấu cả bữa trưa cồng kềnh. Mì ăn liền – hay còn gọi là instant ramen – đã len lỏi và là một thực phẩm quen thuộc. Bạn có thể đi bất kì siêu thị, cửa hàng tiện lợi nào để tìm mua mì ăn liền, với mẫu mã vô cùng đa dạng, từ vị nước dùng đến kết cầu sợ mì. Tuy vậy, với cảm nhận của mình thì món mì nếu chỉ nấu trực tiếp từ gói mì có sẵn, không thêm thắt gì, vị có ngon mấy thì vẫn luôn thiếu một cái gì đó. Có lẽ đó chính là một chút tình cảm và công sức ta bỏ vào bát mì, một nguyên liệu đặc biệt nào đó. Và hôm nay nguyên liệu đặc biệt mà mình dùng đó chính là sữa hạt…
Món Á
Một trong những nguồn cảm hứng để tạo nên những công thức thuần chay của mình, đến từ chính những món mặn quen thuộc. Để thuần chay một món ăn nào đó, nhiều khi không khó. Bạn có thể đơn thuần là bỏ nguyên liệu thịt cá đi, hay cầu kì hơn là tìm một nguyên liệu thuần thực vật thay thế. Mình vốn thích cách thứ 2 vì hương vị của món ăn sẽ trở lên thú vị hơn nhiều với nguyên liệu mới. Và một trong những nguyên liệu thuần thực vật mà có thể thay thế dễ dàng cho thịt cá, chính là tempeh.
Bữa trước, mình được một người bạn giới thiệu cho một tập phim về thiền sư Jeong Kwan và temple food – tên mà người Hàn Quốc dùng để gọi những món ăn được nhũng thiền sư chuẩn bị, cho ăn uống hàng ngày hay các ngày lễ. Được nghe thiền sư nói về cách ta nấu nướng, sao để gắn kết với thiên nhiên, từ nguyên liệu đến thành phẩm món ăn trên bàn, mà mình không thể rời mắt khỏi màn hình. Một tập phim thật đỗi nhẹ nhàng, với những món ăn tinh tế. Và nấm đông cô áp chảo chính là một món ăn mình đã cố gắng tái hiện lại…
Kim Chi là món mình vốn đã muốn làm từ lâu. Phần vì món này vốn ngon tuyệt, thêm phần tìm kim chi thuần chay ở ngoài siêu thị khá là khó tìm. Rồi tìm thấy rồi thì chúng đều được đựng trong hộp nhựa bọc kín mít. Và có một cách để giải quyết tất thảy mọi vấn đề trên, đó là lăn vô bếp tự muối thôi. Cách làm truyền thống thường không thể thiếu nước mắm. Vậy nên mình khá lo lắng khi bắt tay vào làm. Người ta hay nói với nhau rằng, không làm sao biết mình sẽ thất bại chứ, đúng không nào?! Mình rất vui đã quyết định xắn tay muối kim chi lần này, vì lần đầu đã thành công luôn rồi, vui mừng không kể xiết 😀
Thời gian vừa qua bận rộn công chuyện nên lâu rồi không có làm công thức mấy món “tốn cơm”. Mình nay đã trở lại rồi đây, với công thức siêu đơn giản, mà siêu ngon luôn đó. Lần này ngôi sao của chúng ta là món canh kim chi tempeh, thơm ngọn đến giọt cuối cùng. Và một thông tin nho nhỏ, công thức này cũng là công thức thứ 60 của Blog Ducan Kitchen :”)
Cuối đông rồi mình mới chợt nhớ ra rằng chưa có món mì nào cho cái mùa vừa dễ yêu, lại dễ ghét này. Hà Nội 4 mùa, mỗi mùa một sắc, vậy nên thức ăn đồ uống cũng đa dạng. Với mình mùa Xuân là tô phở nóng hổi. Mùa hè là bát bún riêu bình dị. Còn mùa thu là bát bún dọc mùng của thôn quê. Và mùa đông này mình tự thưởng cho bản thân tô mì củ sen ấm lòng ấm dạ.
Hà Nội những ngày lạnh sun cả người thì ăn gì là thích nhất nhỉ?! Chắc chắn là ngồi cạnh nồi lẩu vừa nhúng vừa ăn rồi. Bữa nay cuối tuần thế là mình lại lăn vào bếp làm nồi Lẩu Thái Chua Cay. Nấu nước dùng tuy hơi có lích kích một chút nhưng đổi lại được bữa lẩu sướng cả người ấy :”)
Từ ngày ra đời, Ducan Kitchen luôn muốn tập trung vào ẩm thực Việt Nam nói riêng, châu Á nói chung. Bởi những món ăn được truyền cảm hứng từ cách nấu nướng hay sử dụng nguyên liệu của người Á Châu đều mang hương vị gần gũi. Tuy món miến xào này làm theo kiểu Thái nhưng nguyên liệu lại rất dễ kiếm.
Việt Nam được thiên nhiên ban tặng, không chỉ có rau củ 4 mùa, cùng với đó là nhiều loại rau gia vị tươi ngon. Ẩm thực của các nước châu Á có nhiều điểm tương đồng trong việc sử dụng gia vị sẵn có.
Các loại đậu nói chung, có chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein hay các vi chất, nhưng lại đòi hỏi thời gian nấu nhiều hơn các nguyên liệu khác. Và đậu lăng là một ngoại lệ. Đậu ngọt bùi chỉ sau 15 phút nấu nướng, thích hợp cho những lúc bận rộn. Thường thì mình nấu cà ri cũng phải gần tiếng đồng hồng, riêng với cà ri đậu lăng thì mọi thứ trở nên nhanh chóng hơn hẳn.
Có những loại sốt bạn phải thử một lần trong đời, một trong số đó là sốt Hummus. Sốt có nguồn gốc từ các nước Trung Á. Có tài liệu cho rằng Hummus xuất hiện lần đầu ở Ai Cập vào khoảng thế kỉ thứ 13. Trong suốt chiều dài của lịch sử, có nhiều phiên bản của hummus đã xuất hiện, kết hợp những nguyên liệu truyền thống với sự sáng tạo và giao thoa văn hoá. Lần này mình xin chia sẻ với mọi người công thức cổ điển của sốt Hummus.